Kiểm tra nguồn điện, kiểm tra bộ phận biến áp xem như thế nào rơ le có đóng không. Tiếp theo bạn có thể kiểm tra phần đầu jac cắm nguồn xem biến áp cấp nước còn hoạt động không, đồng thời kiểm tra phần nguồn cấp trước có chưa… Và nếu khi bạn kiểm tra và thay thế các bộ phận này máy vẫn không hoạt động được hãy liên hệ tới các trung tâm sửa chữa máy giặt điện lạnh để nhờ họ khắc phục.
Board máy giặt chính là bộ phận quan trọng nhất của chiếc máy giặt, nó bao gồm các vi mạch điện tử, các con chip, các IC để điều khiển các chương trình của máy giặt như vắt, xả, hẹn giờ… Chính vì cấu tạo phức tạp nên trong máy giặt bộ phận này hay bị gặp sự cố nhất.
Sanyo là một thương hiệu quen thuộc tại thị trường Việt Nam và được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn. Một trong những thiết bị mang thương hiệu Sanyo được người tiêu dùng Việt ưa chuộng đó là máy giặt. Cũng như những loại máy giặt khác, máy giặt Sanyo board là bộ phận hay bị gặp sự cố nhất.
Việc làm đầu tiên bạn hãy kiểm tra công tắc nguồn của máy xem có bị hư hỏng gì không. Nếu là đời máy có 2 board mạch kiểm tra phần thạch anh 4.0MHZ, hoặc kiểm tra và thay 2 tụ bi gần thạch anh luôn bởi nhiều máy hỏng bo mạch thường thay 2 tụ này và hàn lại phần thạch anh là hoạt động bình thường.
NHỮNG SỰ CỐ THƯỜNG GẶP Ở MÁY GIẶT
- Không có nguồn điện vào máy giặt.
- Hoạt động một lúc thì ngưng.
- Máy giặt không hoạt động đúng theo chu trình đã cài đặt sẵn.
- Lồng giặt rung, lắc mạnh.
- Dây curoa bị dãn.
- Mục lồng, chân máy giặt.
- Quần áo giặt không sạch.
- Thời gian giặt lâu hơn bình thường.
- Máy giặt không vắt, vắt rung, kêu to.
- Sửa máy giặt không cấp nước, cấp nước liên tục, cấp nước chậm
- Cấp nước vào khi ở chu trình vắt.
- Công tắc cửa bị hư. Không mở cửa được.
- Máy giặt bị rò rỉ điện ra bên ngoài.
- Nước xả không chảy ra, nước xả ra liên tục.
- Bật máy lên báo lỗi ngay đèn LED nháy.
- Máy có tiếng kêu lạch cạch
- Máy giặt không tự động tắt nguồn sau khi kết thúc quá trình giặt.
- Máy giặt xả nước liên tục.
- Bàn phím có nút sử dụng được, nút không. Bàn phím máy giặt bị liệt.
TỔNG HỢP MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP Ở MÁY GIẶT
MÁY GIẶT LG
AE (auto off): Tự động tắc Rờ le, công tắc nguồn, dây xanh nối đến board.
CE (current): Lỗi nguồn, motor.
DE (door): Lỗi cửa mở dây tím nối đến board, phao, cảm biến từ.
DHE (dry heat): Motor quạt làm khô, đầu nóng.
£E: Lỗi thermistor.
SE (sensor): Lỗi cảm biến.
LE (lock,motor): Lỗi khóa, động cơ.
PE Cảm biến áp lực phao.
IE (inlet): Nước ngõ vào Khóa nước, bộ lọc.
UE (unbalance): Lỗi cân bằng long đền, board, phao.
OE (outlet): Ngõ xã nước Motor xả, ống xả.
FE (flood): Lỗi tràn nước.
E3 Buồng giặt và cảm biến Động cơ, dây cua-ro.
OF (overflood) Lỗi tràn nước.
MÁY GIẶT PANASONIC
H01: Áp lực cảm biến. Kiểm tra công tắc áp suất, hệ thống dây điện cảm biến cấp độ.
H04: Hệ thống điện gặp sự cố.
H05: Dữ liệu không được lưu vào bộ điều khiển điện tử.
H07: Kiểm tra động cơ hệ thống dây điện.
H09: Không truyền được lệnh đến board máy giặt.
H17: Nhiệt điện trở hoặc cảm biến nhiệt độ phát hiện tín hiệu bất thường.
H18: Động cơ nhiệt điện trở cảm biến phát hiện tín hiệu bất thường.
H21: Áp lực cảm biến phát hiện mực nước tăng từ nguồn cung cấp nước.
H23: Nóng relay trên PCB chính
H25: Phát hiện lỗi của động cơ.
H27: Công tắc cửa gặp sự cố
H29: Quạt làm mát chạy chậm, không hoạt động.
H46: Tín hiệu từ máy giặt phát hiện rò rỉ tại cơ sở.
H51: Quá tải.
H52: Điện áp đầu vào quá cao
H53: Điện áp đầu vào quá thấp.
H55: Động cơ truyền động chính bị lỗi.
U12: Công tắc cửa gặp sự cố.
U13: Tải không cân bằng được phát hiện trong máy giặt.
U14: Máy giặt không không có nước, điện vào.
MÁY GIẶT SANYO
E1: Trở ngại về nguồn nước.
E2: Nước không xả ra …….do đứt van xả ,hỏng van xả hoặc nghẹt van xả …..
U3: Đặt máy không cân bằng . hoặc đồ dồn về 1 phía.
U4: Sự cố từ công tắc nắp đến bo mạch.
U5: Mở nắp khi đang cài ở chế độ an toàn trẻ em.
EC: Hỏng cảm biến mực nược nước ,hoặc đường dây từ phao đến bo.
UA: Máy giặt hư phao.
UC: Hư công tắc cửa.
UE: Lỗi kết nối motor, hỏng motor.
MÁY GIẶT HITACHI
C1: Không cấp đủ nước, nguồn nước, áp lực nước, dây điện từ board đến valve nước.
C2: Không xã hết nước.
C3: Máy ko vắt, chưa đóng nắp, công tắc cửa hỏng, dây điện từ board đến công tắc cửa đứt.
C4: Máy ko vắt, đồ trong thùng không cân bằng.
C8: Không khóa được nắp, coi đóng nắp chưa, kiểm tra công tắc cửa.
C9: Không mở được nắp, kiểm tra công tắc cửa.
EE: Lỗi board mạch.
F1: Cảm biến mực nước có vấn đề.
F2: Motor có vấn đề hoặc motor hỏng.
F9: Kiểm tra các senso, hoặc chuột cắn dây từ senso đến board mạch (bộ diếm từ).
FD: Trục ly hợp có vấn đề.
FF: Kết thúc hiển thị các lỗi.
FO: Kiểm tra phao nước, các vấn đề liên quan như dây bị đứt, các jack cắm tiếp xúc, chuột cắn dây, từ phao đến board mạch.
MÁY GIẶT TOSHIBA
E1: Lỗi xả nước.
E2: Lỗi khóa an toàn (Công tắc cửa).
E3: Đồ giặt phân bố không đều bên trong lồng giặt.
E4: Hư phao.
E5: Lỗi cấp nước.
E6: Kẹt mô tơ giặt, đồ quá nhiều, mức nước thấp, trục ly hợp, san so trục ly hợp.
Ec1: Nhiều đồ giặt hoặc nước ít.
Ec3: Nhiều đồ giặt hoặc nước ít.
F: Giặt nhiều đồ hoặc sủng nước
E7: Kẹt motor giặt, đồ quá nhiều, mức nước thấp, trục ly hợp, sanso trục ly hợp.
E7-1: Lỗi tràn bộ nhớ, bấm mực nước, hẹn giờ, xả, mở nguồn cùng lúc. Báo pip pip tháo nguồn điện và khoảng 1 phút ghim lại hoạt động tốt.
E7-4: Lỗi đếm từ.
E8: Kẹt motor giặt,đồ quá nhiều, mức nước thấp, trục ly hợp, sanso trục ly hợp