Điện trở | Hình dạng điện trở | Cách tính trị của các | Đo điện trởđiện trở than| Cách đọc điện trở|
Điện trở R hiểu đơn giản là một ống dẫn điện. Mỗi diện trở đều có sức cản dòng., tính bằng Ohm Khi sức cản của nó lớn dòng chảy qua nó sẽ nhỏ và ngược lại nếu sức cản của điện trở nhỏ thì dòng chảy qua nó lớn. Trong ứng dụng chúng ta thường gặp loại điện trở hình ống, loại điện trở dán và loại diện trở có công suất lớn. Sau đây là hình dạng của các điện trở (Bạn xem hình).
Hình dạng các điện trở:
Họ điện trở:
Người ta chế tạo các điện trở có trị Ohm thay đổi được, đó là các biến trở, chiết áp, quang trở, nhiệt trở, áp trở, điện trở dò ẩm, điện trở đè...
* Biến trở hay chiết áp: Có trị điện trở thay đổi theo nút kéo hay nút xoay.
* Nhiệt trở : Có trị điện trở thay đổi theo nhiệt độ, theo mức nóng mức lạnh.
* Quang trở : Có trị điện trở thay đổi theo cường độ sáng mạnh yếu.
* Áp trở: Có trị điện trở thay đổi theo mức điện áp cao thấp trên 2 chân của điện trở.
* Điện trở dò ẩm: Có trị điện trở thay đổi theo mức ẩm trên bề mặt ẩm trở.
* Điện trở đè : Có trị điện trở thay đổi theo sức đè, sức ép trên bề mặt điện trở.
Cách tính trị của các điện trở than (hình ống) thông dụng:
Với điện trở 4 vòng màu:
Vòng 1 và vòng 2, trị lấy theo màu.
Vòng 3 màu cho biết số số 0.
Vòng 4 cho biết mức gia giảm.
Thí dụ: Một điện trở có các vòng màu như sau:
Nâu + Đen + Đỏ + Hoàng kim sẽ có trị là: 1 + 0 + 00 gia giảm 5%, tức 1000 Ohm hay 1K.
Đỏ + Tím + Cam + Bạc sẽ có trị là: 2 + 7 + 000 gia giảm 10%, tức 2700 Ohm hay 2.7K.
Vàng + Tím + Vàng + không màu sẽ có trị là 4 + 7 + 0000 gia giảm 20%, tức 470000 Ohm hay 470K.
Công dụng của điện trở:
(1) Điện trở dùng để định dòng cho diode zener.
Để có mức áp ổn định 2.2V, chúng ta dùng diode zener D02BZ2_2 và trong mạch phải dùng điện trở hạn dòng. Với điện trở hạn dòng là 1K, dòng làm việc chảy qua diode zener là 9.801mA.
(2) Điện trở dùng làm cầu chia áp.
Từ nguồn nuôi là 9V, chúng ta dùng các điện trở để làm cầu chia volt, lấy ra các mức áp khác nhau.
* Mạch A lấy ra 1.22V trên điện trở 4.7K (chia áp với điện trở 33K).
* Mạch B lấy ra 1.579V trên điện trở 10K (chia áp với điện trở 47K).
* Mạch C lấy ra 4.5V trên điện trở 10K (chia áp với điện trở 10K).
* Mạch D lấy ra 2.878V trên điện trở 470K (chia áp với điện trở 1Meg).
Chúng ta thấy cầu điện trở có trị điện trở càng lớn thì dòng chảy qua nhánh sẽ càng nhỏ và ngược lại.
Cách mắc các điện trở: Có 2 cách mắc thường dùng, là m8a1c song song và mắc nối tiếp.
Mắc các điện trở theo kiểu nối tiếp sẽ tạo ra điện trở đẳng hiệu có trị lớn hơn, vậy nó cho dòng qua nhỏ. Và nếu mắc các điện trở theo kiểu song song sẽ tạo ra điện trở đẳng hiệu có trị nhỏ hơn và nó sẽ cho dòng qua lớn hơn.
Một thí dụ: Dùng PSpice để xác định dòng và áp đối với cách mắc điện trở nối tiếp và cách mắc song song.
Đo điện trở với Ohm kế:
Hình vẽ cho thấy cách dùng Ohm kế để đo các điện trở.
Hình vẽ cho thấy cách dùng Ohm kế để đo các quang trở.
Nói chuyện dùng PSpice để mô phỏng, tính toán các trị cơ bản V, I, W trong mạch điện.
Trình tự làm như sau:
Bước 1: Vào PSpice để mô tả mạch điện.
Bước 2: Khai báo cách tính trang thái phân cực (Bias Point) cho mạch.
Bước 3: Đọc kết quả.
Trong nhiều trường hợp chúng ta sẽ dùng trình PSpice để khảo sát định lượng cho các mạch điện ứng dụng. Với trình PSpice Bạn thợ có thể làm được công việc như một kỹ sư thiết kế mạch.
Bước 4: Khảo sát điện áp theo hàm quét (DC Sweep) và đọc kết quả trên đồ thị.
Mạch điện khảo sát: Khảo sát với nguồn nuôi 9V.
Cách khai báo hàm quét là điện áp V1, biến đổi từ mức 0V đến 60V, bước tăng là 0.1V.
Đọc kết quả, đường xanh là điện áp lấy trên R2 và đường đỏ là điện áp lấy trên diode zener.
.