Mua bán máy hàn điện tử chất lượng tại Nha trang và sửa máy hàn điện tử ở Nha trang, sửa chữa máy hàn điên tử CO2 MIG MAG, TIG, Plasma tại khánh hòa, sửa chữa máy hàn điên tử CO2 MIG MAG, TIG, Plasma ở khánh hòa, mua máy hàn điên tử cũ CO2 MIG MAG, TIG, Plasma ở khánh hòa.Sửa đồ điện gia dụng tận nhà ở khánh hòa, | Kỹ thuật Khánh Hoà #congnghieptudong, #chiasehuuich, #chiasekinhnghiem, #dientu, #daihoc, #caodang, #trungcap, #hocnghedien, #meovathay, #meovat, #diencongnghiep, #tudonghoa,

Saturday, May 3, 2014

Khái niệm, kiến thức cơ bản khi điện tử | Người học điện tử cần biêt | Tư duy người học điện tử | Nhập môn điện tử - Kỹ thuật khánh hòa


Ý tưởng 1: Học nghề điện tử, trước hết Bạn phải khai nhãn trí tuệ để nhìn cho thấy rõ được dòng điện chảy trong các nhánh của các mạch điện.
Trong môn điện tử học, điều đầu tiên là Bạn phải nhìn thấy (trong óc Bạn) sự chuyển động của dòng điện trong mạch điện. Bạn xem hình sau: 
Khi khóa điện đóng lại, dòng điện từ nguồn pin sẽ chảy qua sợi nung làm sợi nung nóng lên và phát sáng. Khi khóa  điện hở, cắt dòng và đèn sẽ tắt.
Vậy dòng điện thật sự là gì?
Nó là dòng chảy của các hạt âm điện tử (electron, dịch ra tiếng Việt là âm điện tử), hình vẽ sau đây cho thấy dòng chảy trong mạch điện (Bạn xem hình).
 Dòng electron, tức dòng chảy của các hạt âm điện tử sẽ chảy từ cực âm của nguồn pin, chảy qua bóng điện và chảy về cực dương của pin. (chúng ta có thể hiểu cực dương là cực hút, nó hút các hạt âm điện tử chảy từ cực âm về cực dương).
Trong ngành điện, người ta thường dùng dòng điện qui ức, dòng qui ức chảy theo chiều từ cực dương về cực âm (Bạn xem hình).
Dòng chảy tạo ra từ các hạt màu đỏ là dòng điện quy ước, nó có chiều chảy ngược với dòng điện vật lý, hay còn gọi là dòng electron.
Ý tưởng 2: Học nghề điện tử, Bạn cần hiểu rõ điện áp, cái mà hàng ngày Bạn phải nghĩ đến khi dùng các thiết bị điện.
 Vậy điện áp thật sự là gì?
Điện áp là chỉ sức ép của điện (áp là đè, là ép. Khí áp là sức ép của hơi, hồ nước để trên cao gọi là cột thủy áp), một nguồn điện năng sẽ tạo ra sức ép điện, khi Bạn gắn một nguồn điện vào một mạch điện kín nó sẽ tạo ra dòng chảy trong mạch. Người ta đo điện áp bằng đơn vị Volt. Bạn xem hình vẽ minh họa một nguồn điện áp cảm ứng phát ra từ cuộn dây và tạo dòng chảy trong một mạch đóng kín.

Khi Bạn đặt một nam châm ở gần một cuộn dây, các đường từ lực phát ra từ nam châm  này sẽ đi qua cuộn dây và tạo ra lượng từ thông, nếu Bạn quay nam châm, các đường từ lực đi qua cuộn dây sẽ biến đổi. Lúc này ở hai đầu cuộn dây sẽ xuất hiện điện áp ứng, điện áp này sẽ tạo ra dòng  biến đổi chảy trong một mạch điện đóng kín. Đó là phát hiện của Faraday và cũng là nguyên lý của tất cả các máy phát điện điện từ hiện dụng.

Trong cuộc sống, người ta tạo ra các máy phát điện xoay chiều có biến đổi theo dạng sin, điện áp danh định thường là 220V (hiệu dụng), và tần số công nghiệp là 50Hz.
Điện áp cũng có thể tạo ra từ một phản ứng hóa học,  người ta dùng các phản ứng này để chế tạo các nguồn điện DC, chúng ta có các nguồn pin, điện áp của pin thường là 1.5V, 9V, 12V, 24V.
Hình vẽ sau đây cho thấy nguồn pin tạo ra sức ép điện và tạo ra dòng điện chảy trong mạch, dòng này làm nóng sợi nung trong đèn, khi dây kim loại bị đốt nóng nó sẽ phát ra ánh sáng. Đó là nguyên lý vận hành của loại đèn nhiệt quang.


Ý tưởng 3: Cách kiểm tra 2 tham số trạng thái của một mạch điện, đó là Điện áp và cường độ dòng điện.
Hình vẽ sau đây cho thấy cách đo điện áp và đo dòng trên một mạch điện cơ bản chỉ gồm có nguồn pin và bóng đèn tim:

Làm nghề điện, Bạn phải biết cách dùng máy đo áp và đo dòng. Trên một mạch điện có 2 tham số trạng thái quan trong, đó là đo áp trên các đường mạch và đo dòng chảy qua các linh kiện trong mạch.
 Ý  tưởng 4: Luật Ohm.
Luật Ohm cho thấy các mối quan hệ giữa 4 tham số P, V, R, I. Trong một mạch điện khi biết R, I, chúng ta sẽ tính đượcV. Phát biểu cơ bản của luật Ohm là: Khi có dòng điện I chảy qua 1 điện trở R, thì trên 2 đầu của điện trở sẽ xuất hiện điện áp V, và V = R x I.
Điện áp V và dòng điện I là 2 tham số trạng thái, còn các tham số khác, như trở R, dẫn G, công suất P là các tham số dẫn xuất, nó tính theo V và I.
Trong một mạch điện, các phép toán thường được tính theo các công thức được liệt kê theo bảng sau:


Các tính toán cơ bản trong một mạch điện chỉ lòng vòng với 4 tham số, đó là:
* Công suất P tính bằng Watt.
* Điện áp V tính bằng Volt.
* Điện trở R tính bằng Ohm.
* Cường độ dòng điện I tính bằng Ampere
Cách dùng bảng:
Phần 1: Bạn dùng bảng tính công suất P theo các trị V, R, I.
Phần 2: Bạn dùng bảng tính V theo các trị P, R, I.
Phần 3: Bạn dùng bảng tính R theo các trị P, V, I.
Phần 4: bạn dùng bảng tính I theo các trị P, V, R.
Một thí dụ: Bạn có một nguồn pin V=9V cấp dòng cho một điện trở là R=1K, vậy dòng chảy trong mạch là bao nhiêu Ampere? và công suất đốt nóng điện trở là bao nhiêu Watt?
Tra bảng chúng ta thấy, lấy áp V chia cho trở R sẽ biết cường độ dòng chảy trong mạch.
Tra bảng chúng ta thấy, lấy bình phương áp V và chia cho trở R sẽ biết công suất đốt nóng trở.
Với Bạn mới nhập môn ngành điện tử, Bạn hãy làm quen với 2 khái niệm quan trọng là dòng và áp. Học cách dùng bảng luật Ohm để tính trị của công suất P (Watt, W), trị của điện áp V (Volt, V), trị của điện trở R (Ohm) và trị của cường độ dòng điện I (Ampere, A).

MỜI BẠN TRUY CẬP HỆ THỐNG

Share:

Bài viết

Lưu trữ Blog